Quốc hội Stéphanie Đỗ

Stéphanie Đỗ được bổ nhiệm làm Thư ký của Văn phòng Quốc hội[8] từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2017. Cô cũng được bầu làm phó thủ quỹ Văn phòng điều hành của nhóm « Cộng Hòa Tiến Bước ».

Cô tham gia Ủy ban về các vấn đề kinh tế và Ủy ban đánh giá - kiểm soát các chính sách công.

Năm 2019, cô được chỉ định là thành viên của Ủy ban điều tra về tình hình và thực tiễn của các nhà phân phối lớn và các nhóm trong quan hệ thương mại với các nhà cung cấp[9], và tham gia Ủy ban đặc biệt chịu trách nhiệm xác minh và kiểm toán các tài khoản[10].

Là thành viên của Ủy ban Kinh tế, cô được bổ nhiệm làm báo cáo viên cho ý kiến ngân sách về nhà ở và chủ trì nhóm công tác về Luật nhà ở (ELAN)[11] do ông Julien Denormandie và ông Jacques Mézard, Thứ Trưởng và Bộ Trưởng phụ trách về Lãnh thổ đề trình.

Cô là tác giả nhiều báo cáo với tư cách là thành viên Ủy ban Kinh tế. Các báo cáo bao gồm một loạt các đề xuất liên quan đến vấn đề nhà ở. Hàng năm, kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, cô đã được bổ nhiệm làm báo cáo viên tư vấn ngân sách về tín dụng nhà ở trong dự luật tài chính. Báo cáo của cô về ngân sách cho các năm 2018 và 2019, được công bố lần lượt vào ngày 9 tháng 10 năm 2017[12] và ngày 3 tháng 10 năm 2018[13]. Các báo cáo này được đăng tải trên trang web của Quốc hội Pháp. Cô cũng là tác giả của một báo cáo, được xuất bản vào tháng 01 năm 2018, trong đó mô tả lại các đề xuất được ghi nhận và ban hành bởi nhóm làm việc về dự luật nhà ở (ELAN). Các báo cáo này được đăng tải trên trang web của Stéphanie Đỗ[14].

Cô tham gia Hội nghị đồng thuận về dự luật nhà ở (ELAN) tại Thượng viện. Cô đã đề trình 63 ý kiến chỉnh sửa cho dự luật ELAN mà 14 trong số đó đã được thông qua. Một ý kiến tiêu biểu trong số đó là nhằm mục đích cung cấp dịch vụ trợ giúp cá nhân về kỹ thuật số, chia sẻ phương tiện giao thông, loại bỏ sự cồng kềnh và tái chế trong các tổ chức nhà ở xã hội[15][16]. Một số ý kiến khác của cô chỉnh sửa cho dự luật ELAN đã được nêu lên và đề trình dưới danh nghĩa của nhóm đại biểu quốc hội thuộc Đảng « Cộng Hòa Tiến Bước ». Các đóng góp của cô cho dự luật ELAN đã giúp cô được xếp vị trí thứ sáu trong danh sách các đại biểu quốc hội có tầm ảnh hưởng nhất trong năm 2018, theo « Les agences Rumeur Publique » và « Data Observer »[17].

Về các chức vụ của cô trong các cơ quan ngoài quốc hội, cô là thành viên của Ủy ban Tư vấn Thương mại[18] và là thành viên của Ủy ban Sở tại được quy định tại điều L. 2334-37 của Bộ luật chính quyền địa phương[19]. Cô cũng giữ chức vụ thư ký bộ phận tiếng Pháp của Hội đồng Nghị viện Pháp Ngữ (A.P.F.)[20].

Stéphanie Đỗ tham gia vào việc tái lập quan hệ nghị viện giữa Pháp và Đông Nam Á. Việc giữ chức chủ tịch nhóm hữu nghị Pháp-Việt tại Quốc hội[21] cho phép cô đóng vai trò củng cố mối quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam. Cô cũng là phó chủ tịch của nhóm hữu nghị nghị viện Pháp-Lào[22], Pháp-Hàn Quốc [23] và Pháp-Brunei-Malaysia. Là thành viên bộ phận tiếng Pháp của Hội đồng Nghị viện Pháp Ngữ, Cô mong muốn nêu lên nguyện vọng của các quốc gia nói tiếng Pháp ở châu Á trong tổ chức này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Stéphanie Đỗ http://archive.wikiwix.com/cache/?url=http://www.m... http://archive.wikiwix.com/cache/?url=https://www.... http://presidence-15-derugy.assemblee-nationale.fr... http://presidence.assemblee-nationale.fr http://presidence.assemblee-nationale.fr/europe-et... http://videos.assemblee-nationale.fr http://videos.assemblee-nationale.fr/vod.php?media... http://www.assemblee-nationale.fr/15/budget/plf201... http://www2.assemblee-nationale.fr/deputes/fiche/O... http://www2.assemblee-nationale.fr/instances/fiche...